Khi lên lịch trình đi du lịch Indonesia, thành phố Yogyakarta hoàn toàn không hề được nghĩ đến. Tuy nhiên, một người bạn đã khuyên 3 mẹ con nên ghé thêm Yogyakarta, có nhiều điều hay ho lắm, và Yogyakarta trở thành điểm cuối cùng hành trình, trọn vẹn 2 tuần khám phá Indonesia.


Baynhe xin tổng hợp 3 phần của Series du lịch Indonesia dưới đây để bà con dễ tìm ah!

  1. Phần 1: Gọi xe Grab siêu rẻ; co ro khám phá núi lửa 
  2. Phần 2: Khám phá thiên đường nghỉ dưỡng Bali
  3. Phần 3: Yogyakarta – Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Bỏ qua delay do máy bay đến trễ hơn 3 tiếng, trên chuyến bay từ Bali đến Yogyakarta, hãng Air Asia đã chiêu đãi hành khách trên chuyến bay những bài nhạc guitar hoành tráng, do chính tiếp viên Air Asia biễu diễn, làm mình liên tưởng đến những trò hay ho biễu diễn Bikini trên máy bay của Vietjet nhà mình khi khai trương đường bay mới.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

AirAsia hạ cánh tại terminal 1 của sân bay Yogyakarta đón 3 mẹ con bằng 1 sân bay cũ kỹ, hơi xô bồ, nhưng ấn tượng nhất là hệ thống tàu điện hiện đại di chuyển về thành phố. Tàu chạy theo giờ nhất định, từ sân bay về chỉ hơn 7 phút với giá 8.000 IDR, tuy nhiên phải chờ tàu hơn 1 tiếng.

Ba mẹ con lại đặt Grab, nhưng tài xế Grab nhắn tin do bị cấm đón khách tại sân bay nên ba mẹ con lại lóc cóc kéo va ly đi bộ gần 1 km ra ngoài để đón xe, ngoài sự chào mời của các cánh tài xế, chúng tôi gặp 1 dân địa phương rất dễ thương, giúp chúng tôi hỏi tuyến tàu, chỉ đường chúng tôi ra ngoài đường, thân thiện hết sức.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến 2

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến 3

Sau những ngày hội hè phục hồi sức khỏe với những món ăn hợp khẩu vị ở Bali, ba mẹ con quay trở lại với nền ẩm thực Hồi Giáo, với đồ ăn đầy gia vị và thịt gà mà chúng tôi lóc cóc mò đi ăn quán ăn gần khách sạn vào lúc hơn 20h đêm.

Khách sạn ba mẹ con ở cách đường Malioboro khoảng 500m, không bị ảnh hưởng sự ồn ào náo nhiệt của đường mệnh danh là khu phố Tây của Yogyakarta, tuy nhiên trên đường vào khách sạn chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì thấy trên cùng 1 con đường mà xe ô tô, người đi bộ, xe bán hàng lưu động, xe ngựa chen chúc nhau trên con đường chật hẹp và đông đúc này.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến 4

Có hàng trăm ngôi trường đại học tọa lạc tại cố đô Yogyakarta. Vậy nên Yogyakarta còn có tên gọi khác để nói về nền giáo dục Indonesia là “thành phố của những sinh viên”.

Jogja hiện lên không khác gì một “miền quê hiện đại hoá”. Là một thành phố du lịch, gọi là phát triển, nhưng có vẻ rất “nông thôn”. Chẳng biết dùng từ gì để diễn tả về các thành phố ở Indonesia (trừ Jakarta) thì nó đều như thế. Không nhiều nhà cao tầng, không đường sá quá hiện đại, đông dân, nhưng mọi thứ ở đây diễn ra rất logic.

Ngày 1: City tour 1 vòng quanh thành phố

Ba mẹ con lại search google map, điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá Jogja là lâu đài nước Tamansari.

Được xây dựng vào năm 1758-1765, Taman Sari là một phần của cuộc sống hoàng gia khi xưa và là nơi khơi gợi sự thích thú nhất với nhiều du khách. Trong văn chương, Taman Sari có nghĩa là “khu vườn thơm ngát”. Đây vốn là một địa điểm bí mật được thiết kế tỉ mỉ, phức tạp và tinh vi, dùng làm nơi hoan lạc cho các vị vua Hồi giáo trong quá khứ cùng với các tùy tùng của mình. Nó có hình dáng của một khu vườn với những lối đi dưới nước và hàng trăm cây hoa.

Công trình thú vị và đặc biệt này bị phá hủy trong những năm chiến tranh 1825-1830 và trận động đất năm 1865 đã phá hủy nó gần như toàn bộ. Ngày nay, những gì còn lại của cung điện nước mà bạn nhìn thấy chỉ bao gồm những hạng mục đổ nát và đang nằm trong kế hoạch khôi phục và tôn tạo của chính quyền đảo Java.

Cung điện nước nằm ngay cạnh cung điện hoàng gia, xung quanh là các xưởng làm tranh batik. Batik là một tạo hình nghệ thuật đặc biệt nổi tiếng của người Indonesia, dùng các họa tiết hình học như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, đa giác và các họa tiết khác để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Ví dụ vải Batik được dệt màu và các họa tiết được làm bằng tay thủ công. Tranh Batik cũng được vẽ cầu kỳ, tỉ mẩn.

Giá vé vào cổng dành cho khách nước ngoài : 15.000 IDR /1 người . thêm 1000 IDR cho máy ảnh .

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Trên đường ra khỏi cổng, chúng tôi bắt gặp những cửa hàng vẽ tranh lập thể trên áo rất  ngộ nghĩnh này,

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Khi mà chưa có quá nhiều sự xuất hiện của con người thì thành phố lộ ra những bức tường nguệch ngoạc ở khắp mọi nơi. Trông rất sinh động. Đến với thành phố Yogyakarta, mọi người có thể cảm nhận được sự giản dị và bình yên trong cuộc sống ở cố đô Yogyakarta.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Tham quan ngoài nắng chán rồi, lại google Map thấy ở đây có 1 Up Side Down, Ngôi Nhà Ngược, ba mẹ con lại Grab thẳng tiến.

Địa chỉ: Jl. Ring Road Utara No.18, Maguwoharjo, Kec. Depok, Kabupaten Sleman, Daerah Istimewa Yogyakarta 55281, Indonesia

Giá vé: 80.000 IDR/1 người.

Nắng gì mà nắng gay gắt, váng cả đầu không thua gì Sài Gòn, công nhận sáng kiến cái nhà ngược hay thật, rất công phu và hoành tráng, khi vào 3 mẹ con gặp 1 nhóm các bạn trẻ Indo cũng vào tham quan tha hồ tạo kiểu chụp hình rất vui.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Không chỉ thú vị ở ngoại thất mà khi bước vào bên trong, bạn còn bất ngờ hơn với tất cả đồ nội thất trong nhà đều đảo ngược. Cụ thể bạn sẽ bước đi trên mái nhà thay vì sàn nhà và đồ nội thất sẽ lửng lơ ở phía trên. Sự đảo lộn đã khiến khiến du khách tham quan có cảm giác như mình lạc vào một trạm du hành vũ trụ hay đi trên đường cao tốc. Bởi vậy bất cứ ai vào đây đều muốn ghi lại những bức ảnh thú vị của mình.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Điểm đến tiếp theo của ngày đầu tiên tại Jog là khám phá phố đi bộ Malioboro.

Nằm ở trung tâm của Yogyakarta, Malioboro là con phố chính của thành phố và là đại đại lộ tưởng nhớ vị vua Sultan. Trong những sự kiện quan trọng, con phố Malioboro được trang trí bằng các loại hoa thường được sử dụng trong lễ hội. Theo một số người dân ở đây nói rắng cái tên Malioboro xuất phát từ tổng thống nước Anh cai trị quần đảo từ năm 1811-1816.

Gần cổng phía bắc của Keratoncung điện toà nhà thuộc địa của Hà LanBưu điện trung tâmNgân hàng Negara Dagang. Đi bộ về phía bắc là Nhà khách là nơi ở của tổng thống Hà Lan. Nhưng sau khi độc lập nó trở thành cung điện của tổng thống Yogya.

Phía bên kia đường là pháo đài Vredenburg, nơi từng là doanh trại của lính Hà Lan. Bây giờ nó trở thành trung tâm triển lãm nghệ thuật. Ngoài ra, du khách có thể trải nghiệm mua sắm tại khu chợ Beringharjo, khu chợ chính ở Yogya nơi bạn có thể mua vải nhuộm hoa văn kiểu ba-tíc và những món quà lưu niệm giá rẻ.

Trên con phố Malioboro bạn sẽ tìm thấy những khách sạn cổ nhất của Yogyakarta, khách sạn Garuda được xây dựng với kiến trúc cổ thời thuộc địa Hà Lan.

Thông thường, các quán cơm bụi sẽ có một xe đẩy rong hoặc một bàn đồ ăn nấu sẵn. Hầu hết là các món ăn địa phương, màu nước xốt sền sệt ánh vàng, nâu đỏ trông khá tò mò và hấp dẫn.

Quán sẽ chiếm dụng một đoạn vỉa hè trước một cửa hàng nào đó đóng cửa vào ban tối, trải chiếu hai bên, dành một lối đi nhỏ ở chính giữa vỉa hè cho người đi đường qua lại. Bàn ăn được biến tấu từ những chiếc ghế nhựa thấp cơ động, đĩa đồ ăn đặt trên ghế, khách ngồi bệt xuống chiếu và… bốc.

Tất nhiên, ba mẹ con  cũng như bất kỳ thực khách nào cũng có thể yêu cầu thìa và đĩa để ăn cho phù hợp với thói quen.

Đầu này bán cơm thì đầu kia sẽ bán nước uống. Vào quán, chủ hàng sẽ lấy một chiếc đĩa nhựa, dưới trải một tờ giấy màu vàng nhạt, loại giấy này vốn rất dai và bền, chuyên dùng để bọc thức ăn, rồi lấy cơm cho vào đĩa, đợi xem khách sẽ chọn ăn những món gì.

Thịt gà, cá rán, trứng kho, rau trộn, rau xào… thôi thì thập cẩm, rất nhiều món mà nếu là du khách nước ngoài, bạn chỉ có thể xác định nó được làm từ thịt, cá, rau củ quả gì, chứ không biết được người nấu đã nêm nếm trộn món như thế nào.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

10.000 IDR/1 phần, ăn khá lạ miệng và ngon.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Kẹo bông Yogyakatar nhìn hết hồn, 10.000 IDR/1 cây (17.000 VND).

Ngày 2: Đón bình minh tại đền Brobo Budu, xem hoàng hôn tại Pranamanang

Chúng tôi thỏa thuận với anh tài xế Grab về việc thuê xe 12 tiếng, đi 4 điểm trong ngày, bao gồm xem bình minh tại Brodo Budu và hoàng hôn tại Pramanang với giá: 550.000 IDR.

Đúng 3h sáng, tài xế có mặt tại khách sạn đón chúng tôi đi ngắm bình minh, do đi sớm nên không bị kẹt xe, khoảng 45 phút là đến cổng đền, đến cổng đền có 1 anh nhân viên hướng dẫn nên vào khu vực đỉnh đồi đối diện để ngắm toàn vẹn khung cảnh hơn.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Chúng tôi leo bộ lên đỉnh đồi không 2km, phóng tầm mắt nhìn xa xa thấy ngôi đền Brodo Budu huyền thoại còn mờ ảo trong sương sớm, rất nhiều khách du lịch như chúng tôi cũng lụi hụi leo đồi lúc mờ sương để được chứng kiến cảnh bình minh tuyệt đẹp này. Có những nhóm khách cắm trại qua đêm để kịp chứng kiến bình minh.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến 20

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Chúng tôi đứng trên đồi Punthuk Setumbu và chờ đợi để ngắm từng khoảnh khắc bầu trời, mây, sương Jogja hiện ra trong huy hoàng biến chuyển của một buổi bình minh lộng lẫy. Mặt trời dần lên, hôm chúng tôi đi bầu trời hơi nhiều mây tuy nhiên cũng đủ làm cho mọi người ngất ngây.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Ngắm bình minh trên đồi Punthuk Setumbu, khoảng hơn 7h sáng chúng tôi di chuyển đến đền để vào tham quan đền.

Chúng tôi mua vé trọn gói thăm đền Brodo buduPranamang, giá khá chát đối với khách nước ngoài nhưng bù lại được vào cổng riêng, được đón tiếp rất chu đáo, có cafe và buffet ăn nhẹ.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

 

Click để đọc thêm đôi nét về Đền Brodo Budu

Đền Borobudur – một trong 70 kỳ quan của thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1991. Đây không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia, mà còn là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại.

Borobudur là một ngôi đền tháp Phật lớn nổi tiếng tọa lạc ở trung tâm tỉnh Java, Inđônesia. Tên Borobudur có gốc từ Boro và Budur; tiếng Phạn, có nghĩa là “đền thờ Phật trên ngọn núi”, được người Java gọi là ngôi đền linh thiêng.

Đền tháp Borobudur được xây dựng trên lưng chừng quả đồi, cách chân đồi 15,5 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Borobudur tổng cộng có 1460 tấm tranh điêu khắc và tạc nổi trên mặt đá, trình bày các cảnh tượng của Tam giới, kể lại các gương sáng của những vị Bồ tát, cuộc đời và những tiền thân của Đức Phật và sau hết là các câu chuyện về Đạo Pháp mô tả trong kinh sách. Ngoài những cảnh tượng điểu khắc, còn có 1212 trang trí khác tạc trên đá. Nếu xếp các cảnh điêu khắc thành hàng thẳng sẽ có một chiều dài 5 km. Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà : các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới

Tất cả các tường thành đền Borobudur đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sinh đến khi thành đạo. Ngoài ra, trên các bức tường còn điêu khắc những vị Bồ Tát và các Đại đệ tử của Đức Phật với sự chạm khắc khá công phu và tỉ mỉ.

Vẻ đẹp của Borobudur được ví như đóa sen rực rỡ nổi giữa lòng hồ. Borobudur có kiến trúc, hình dáng và cảnh quan khác xa những đền thờ truyền thống của Indonesia.

Borobudur được xây dựng trong khoảng 75 năm – từ thế kỷ thứ VIII – IX, dưới triều đại Syailendra sùng đạo Phật. Trong suốt 200 năm, ngôi đền là trung tâm của Phật giáo ở Java. Thời đó, Vua Syailendra đã huy động nhân dân kiến tạo công trình vĩ đại này để vinh danh Phật giáo và cũng để tôn vinh sức mạnh chính trị của mình. Sức lao động của hàng ngàn người đã mang hơn 2 triệu khối đá từ những con sông lân cận về đến Kedu và sắp đặt thành một công trình 10 tầng kỳ vĩ mà không cần dùng vữa để kết dính các khối đá. Kỹ thuật xây dựng Borobudur đến nay vẫn còn là một bí ẩn lớn với các nhà khoa học trên thế giới.

Đến thế kỷ thứ 10, khi vương triều Syailendra lụi tàn, Hồi giáo bắt đầu thâm nhập miền trung Java, Borobudur bị lãng quên như bao đền thờ Phật giáo khác. Bên cạnh đó, bụi núi lửa, động đất và thiên tai đã biến công trình thành phế tích. Năm 1814, ông Stamford Raffles – Toàn quyền Anh tại Indonesia – cùng những đồng nghiệp từ Châu Âu đã phát hiện Borobudur dưới lớp bụi thời gian, mọi người đều sửng sốt trước “một ngôi vườn tháp” vĩ đại như thế mà bấy lâu họ không hề biết. 

Do đi sớm nên hai con tha hồ chạy nhảy trong không gian mát mẻ còn mờ sương. Khung cảnh nhìn rất đẹp, rất xứng đáng đồng tiền bát gạo.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Quả thật chỉ nhìn qua phim ảnh hay đọc sách vở cũng không thể hình dung sự hoành tráng của Brodo Budu, ba mẹ con di chuyển chậm chậm lên từng tầng, ngắm nhìn những bức phù điêu mà không khỏi trẩm trồ kinh ngạc.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Đây là bia công nhận di sản văn hóa thế giới từ năm 1991 của UNESCO,

Để thăm hết 9 tầng của Borobudur và cảm nhận được sự chuyển biến của tam giới qua hàng ngàn bức phù điêu, chúng tôi phải đi bộ tổng cộng 5km trên những hành lang đá xám.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Hai con thảnh thơi ngồi chơi với nhau giữa khung cảnh mát mẻ lộng gió trên bảo tháp.

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Yogyakatar - Vùng đất lạ nhưng đáng đến

Bài viết của bạn: Ngoc Nguyen, chia sẻ tới độc giả BayNhe.vn

Các bạn có bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch chi tiết, rõ ràng về lịch trình, giá cả chi tiêu,… vui lòng gửi tới BayNhe để được đăng bài nhé! Mỗi bài gửi đăng sẽ nhận phần quà là túi đựng mỹ phẩm từ BayNhé!