[e34 xuyên Việt] Ngày 6 & 7 & 8: Hải Phòng quê em
Add to favoritesBa ngày này thì em dành nguyên để khám phá thành phố cảng Hải Phòng, cũng là quê nội em. Là trai Hải Phòng, em tự hào ở tính cách nhiệt tình. Còn lại, em cho là nhiều thanh niên đất Cảng “thích nổi loạn”, thành ra “ố dề”.
Hải Phòng được thành lập năm 1888, cùng với Hà Nội và Sài Gòn là ba đô thị lớn nhất nước. Ngày nay trung tâm thành phố còn nhiều công trình từ thời Pháp xây.
Em giải nghĩa tên địa danh Hải Phòng: Thuyết một là, Hải Phòng rút gọn từ cụm Hải tần phòng thủ có thời nữ tướng Lê Chân. Hải là biển, tần là vùng đất. Cụm đó có nghĩa phòng thủ vùng đất ven biển. Thuyết hai là, rút gọn từ tên một cơ quan thời vua Tự Đức phụ trách thương mại, thu thuế vùng biển duyên hải Bắc Bộ là “Hải dương thương chính quan phòng”. Thuyết ba là, cũng thời vua Tự Đức, có các đồn canh ven biển. Canh thì là phòng, biển thì là hải, nên các đồn gọi chung là đồn hải phòng (danh từ chung, không viết hoa). Khi người Pháp vào, theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, họ không được tiến qua các đồn hải phòng vào sâu nội địa. Lính Pháp đóng cạnh đồn hải phòng, lâu ngày nói quen từ này và trao đổi thông tin về Pháp thì dùng từ hải phòng để gọi vùng đất. Lâu dần thành danh từ riêng và năm 1888 đặt tên Hải Phòng (viết hoa) cho thành phố.
Các cụ Otofun thì chả lạ gì Hải Phòng, nhất là “chợ sò lông” khu “bộ xây dựng” ở Đồ Sơn. Kỹ nữ cứ gọi là nườm nượp, “sơ-vít” đáng đồng tiền. Em có lướt xe qua khu này. Ban ngày giữa trưa khá yên ắng, ghẹ sò nằm lim rim, chờ tối lên đèn nó mới gọi là “xập xình là sập giường”.
Để đổi không khí, em “quay xe” đi vào trung tâm thành phố, ngỏ kiến trúc Pháp từ đầu thế kỷ 20.
Em đưa cô vợ e34 đi một vòng quận Hồng Bàng, quận trung tâm nhất. Bắt đầu từ Nhà hát lớn, quảng trường trung tâm. So với các bác ở thành phố trẻ, quảng trường này khóc thét luôn. Bé xíu, chật ních.
Nhà hát lớn khánh thành năm 1900, trước mặt có kênh đào Bonnai. Năm 1925 thì người Pháp cho lấp kênh để biến thành quảng trường và dải công viên trung tâm. Một khúc kênh được giữ lại đến tận ngày nay, gọi là hồ Tam Bạc.
Chếch bên tay phải quảng trường có dãy các hàng bán hoa mà người Hải Phòng hay gọi là quán hoa. Có 5-6 lầu mái cong, xây dựng năm 1944 và nằm ở vị trí cầu Bonnai khi bị phá.
Cách đó chừng 100 mét là tượng nữ tướng Lê Chân, khởi công năm 1999, khánh thành năm 2000. Tượng đúc bằng đồng, cao 7,5 m, nặng 19 tấn. Nữ tướng Lê Chân là người có công gây dựng trang An Biên, tức Hải Phòng ngày nay.
Sau lưng tượng nữ tướng là hồ Tam Bạc, như em nói ở trên là khúc kênh Bonnai còn sót lại. Đầu bên kia của hồ là chợ Sắt, được xây dựng cuối thế kỷ 19, tên người Pháp đặt là chợ Lớn (Grande Marché). Nhưng các cụ nhà mình gọi là chợ Sắt vì chợ được xây dựng bằng sắt thép. Chợ từng lớn nhất miền Bắc, là biểu tượng kinh tế của Hải Phòng. Thời bé, nhà đứa bạn nào có bố mẹ bán hàng chợ Sắt thì nó là “rich-kid”. Nay chợ đã được phá để xây cao ốc.
Cầu Quay vì nhịp quay được để tàu bè qua lại, được xây dựng năm 1902.
Nhà máy xi măng khởi công năm 1899, là nhà máy xi măng đầu tiên ở Đông Dương, nay còn giữ lại ống khói gạch. Năm 2006, nhà máy chính thức dừng họat động. Bây giờ thì nhà máy đã thành khu đô thị Vinhomes rồi nhé.
Cầu Hạ Lý (cầu Xi Măng) xây năm 1934. Năm 1967 bị phá huỷ do trúng bom Mỹ và được làm lại. Năm 2001 được xây mới lần nữa.
Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Hải Phòng được xây dựng năm 1884, nay là Ngân hàng nhà nước. Xây ghép từ đá, rất ít mạch vữa xi măng.
Bưu điện Hải Phòng xây dựng từ năm 1905, là một trong bốn bưu điện hiện đại nhất nước ta lúc bấy giờ.
Toà thị chính thành phố xây dựng năm 1905, nay là trụ sở UBND TP Hải Phòng. Thuở bé em từng vào đây trộm quả nhãn, bị bảo vệ bắt quả tang.
Ngân hàng Công nghiệp Trung Hoa hoàn thành năm 1919, nay là Bảo tàng Hải Phòng.
Phòng thương mại thành phố xây dựng năm 1895, nay hay được gọi là Đồng hồ Ba Chuông, nay là trụ sở Sở Văn hoá Thể thao.
Ga Hải Phòng được khai thác tháng 6 năm 1902. Nối với tuyến tàu Hà Nội – Vân Nam.
Cầu Rào xây năm 1907, bắc qua sông Lạch Tray, mở đường từ HP xuống Đồ Sơn. Cuối năm 2020 cầu được xây mới và khánh thành đầu năm 2022.
Ẩm thực ăn vặt Hải Phòng thì đang siêu hot. Thanh niên các tỉnh đồ dồn về đây cuối tuần, gọi là food-tour. Chỉ khổ dân thành phố bị ra rìa, quán xá nhìn khách cứ gọi là nửa con mắt. Mua gì cũng trách “hết rồi, mua ít không bán đâu, khách fút-tua lấy hết rồi”.
Trả lời